Có nên mua màn hình ghép LCD hay không?

Hiện nay có rất nhiều loại màn hình ghép, tuy nhiên màn hình ghép LCD luôn là một trong những cái tên quen thuộc hàng đầu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Vậy đây là loại màn hình gì, cấu tạo ra sao, có những ưu, nhược điểm gì và có nên lựa chọn loại màn hình ghép này hay không? Thì câu trả lời sẽ nằm ở bài viết ngay sau đây.

Màn hình ghép LCD là gì, có cấu tạo như thế nào?

Khái niệm về LCD màn hình ghép

LCD là cụm từ tiếng anh được viết tắt có nghĩa là màn hình tinh thể lỏng. Đây là loại màn hình phẳng sử dụng tính chất điều biến ánh sáng của tinh thể lỏng để hiển thị các video, hình ảnh. Ở mỗi điểm ảnh trong LCD sẽ bao gồm một lớp các phân tử tinh thể lỏng được kết hợp với hai điện cực rất trong suốt. Bên cạnh đó là hai bộ lọc được phân cực. Khi có một điện trường được áp dụng thì loại tinh thể lỏng này sẽ định hướng hoặc xoắn để luồng ánh sáng đi qua. Điều này giúp tạo nên những hình ảnh và màu sắc sinh động.

Mua màn hình ghép LCD chính hãng ở đâu

Với những loại tinh thể lỏng không có khả năng tự phát ra ánh sáng thì màn hình ghép phải sử dụng tấm LCD với đèn nền phía sau mặt cửa kính. Không những thế, đa số màn hình ghép cỡ lớn LCD được dùng khi lắp đặt đều có đèn Led – backlit.

Đối với loại màn hình này thì đèn Led giúp tỏa qua những tinh thể lỏng nhằm tạo thành hình ảnh lớn. Trong đó một LCD màn hình ghép sẽ được ghép từ nhiều tấm màn hình LCD nhỏ hơn tạo thành màn hình hiển thị với kích thước lớn và không giới hạn.

Màn hình ghép LCD có cấu tạo như thế nào?

Được cấu tạo từ những tấm riêng biệt có kích thước lớn từ 42 inch đến 60 inch, màn hình ghép tinh thể lỏng LCD giúp mang đến trải nghiệm xuất sắc cho người dùng ở mọi góc độ. Đa phần những màn hình LCD có mặt trên thị trường đều sử dụng công nghệ hiện đại LCD TFT. Đây là một sơ đồ ma trận hoạt động mà ở đó mỗi pixel đều được điều khiển từ một đến bốn bóng bán dẫn.

Tấm nền màn hình IPS và TN

Các tấm được sử dụng trong màn hình LCD ghép thường là IPS và TN, nó là hai công nghệ khác nhau, chủ yếu nằm ở cách các phân tử tinh thể lỏng di chuyển trong các mối quan hệ với nhau cùng một mặt phẳng. Theo đó những phân tử tinh thể trong bảng TN sẽ di chuyển song song với mặt phẳng còn với tấm IPS thì chúng di chuyển theo chiều vuông góc với mặt phẳng.

Chính vì vậy sẽ tạo nên sự khác biệt trong cách hiển thị của IPS và TN của loại màn hình ghép LCD. Vì vậy, trong quá trình mua hàng, bạn nên cân nhắc lựa chọn loại màn hình LCD phù hợp với mục đích và nhu cầu nhé.

Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sản xuất màn hình tinh thể lỏng LCD như: LG hay Samsung,… với độ phân giải tối thiểu full HD và tối đa lên đến 4K, 8K cực kỳ rõ nét và chân thực. Theo đó, ở những độ phân giải càng cao thì sẽ thực hiện nhờ vào điểm ảnh cao hay pixel trên inch cao.

Ngoài ra còn nhờ vào mật độ điểm ảnh cao trên màn hình ghép tinh thể lỏng LCD sẽ tạo ra hệ thống hình ảnh có độ nét cao, từ đó giúp người dùng dễ dàng phân biệt được các loại hình ảnh sắc nét mà không gây mỏi mắt khi xem lâu.

Màn hình ghép LCD có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Ưu điểm của màn hình ghép tinh thể lỏng LCD

  • Độ phân giải của màn hình LCD ghép rất cao: nhờ vào tỷ trọng độ phân giải cao mà LCD có thể cho ra độ phân giải cao nhất hiện nay, có thể nói là hơn bất kỳ công nghệ màn hình nào có mặt trên thị trường. Với các tấm nền LCD có thể hiển thị hình ảnh, văn bản và video sắc nét đến từng chi tiết một cách đầy sống động.
  • Tính bền bỉ cao, sử dụng lâu dài: với màn hình ghép LCD thì chúng ta không thể phủ nhận được khả năng sử dụng lâu dài và tính bền bỉ của nó khi LCD có thể hoạt động liên tục 24/7 trong nhiều năm mà không bị gián đoạn. Lý do là bởi vì chúng bao gồm các loại thiết bị điện tử ở trạng thái rắn và nó không có bộ phận tiêu hao vì vậy LCD rất bền bỉ dưới mọi tác động từ độ ẩm, gió hay tia UV,…
  • Chi phí bỏ ra thấp khi mua màn hình LCD: với các yêu cầu tiêu thụ điện năng thấp, bảo trì thấp và vòng đời dài hạn thì hệ thống màn hình ghép tinh thể lỏng có tổng chi phí cực kỳ ít.

Nhược điểm của màn hình ghép tinh thể lỏng LCD

Cũng giống như các loại màn hình ghép khác thì màn hình LCD cũng có những điểm hạn chế nhất định như:

  • Viền của màn hình: việc bo viền của LCD có thể làm người dùng mất tập trung khi mô phỏng hoặc trong trường hợp trình chiếu biểu đồ chi tiết được hiển thị. Tuy nhiên các nhà sản xuất đã điều chỉnh bằng việc giảm chiều rộng viền với hệ thống màn hình mới kết hợp với khung viền chỉ dày 1.7 mm.
  • Khả năng giữ chân hình ảnh: với các ứng dụng có hình ảnh tĩnh hiển thị trong thời gian dài thì màn hình LCD tinh thể lỏng có thể gây ra một số hiệu ứng giữ chân hình ảnh.
  • Trường hợp này xảy ra khi các tinh thể lỏng được phát triển thành một bộ nhớ cho vị trí mà chúng đang giữ và nó không thay đổi khi hình ảnh cuối cùng được thay đổi, điều này làm cho người dùng cảm thấy hơi khó chịu và bất tiện trong quá trình thay đổi nội dung, hình ảnh khi trình chiếu. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp thì tình trạng này có thể diễn ra với tần suất nhỏ và chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn tạm thời mà thôi.

Vậy có nên mua màn hình ghép LCD?

Với những chia sẻ về cấu tạo cũng như ưu và nhược điểm của màn hình ghép LCD ở trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những lựa chọn khi mua màn hình ghép tinh thể lỏng LCD. 

Màn hình ghép LCD lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp

Bên cạnh những nhược điểm nhất định (bởi hầu hết các dòng màn hình ghép nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng) thì màn hình ghép LCD luôn trở thành sự lựa chọn số 1 của rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị nhà nước với đủ các loại ngành nghề, lĩnh vực từ trung tâm thương mại, nhà ga, bệnh viện đến các trường học, hội nghị, doanh nghiệp đều sử dụng loại màn hình ghép này như một giải pháp tuyệt vời trong truyền thông và quảng cáo.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về dòng màn hình ghép này hay muốn được báo giá tốt nhất thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại dưới đây: 0904.589.255 – 0906.213.066.

Danh mục: Tin tức

Contact Me on Zalo
Hotline: 0904.519.366