Contents
- Hiện tượng lưu ảnh là gì?
- Nguyên nhân và tác động của hiện tượng lưu ảnh
- Ảnh hưởng của “lưu ảnh” đến chất lượng hình ảnh
- Tất cả các loại màn hình đều có thể bị lưu ảnh, nhưng màn hình LCD có thể không
Một trong những thách thức với các nhà sản xuất màn hình là làm thế nào để tạo ra sản phẩm có chất lượng hiển thị đẹp nhưng phải bền bỉ. Nổi bật trong số đó là giải quyết vấn đề lưu ảnh để đem lại trải nghiệm xem tuyệt vời hơn. Vậy hiện tượng này là gì?
Hiện tượng lưu ảnh là gì?
Hiện tượng “lưu ảnh” có nghĩa là hình ảnh tĩnh được hiển thị trong khoảng thời gian dài, để lại vết hằn cố định lên trên màn hình. Hiện tượng này thường biến mất sau một khoảng vài giây, nhưng vẫn đủ để khiến người xem khó chịu.
Ví dụ bạn vừa xem một trận bóng đá kéo dài 90 phút, trong đó góc trên màn hình hiển thị cờ và tỉ số giữa hai đội. Khi kết thúc chương trình, bạn chuyển sang xem phim nhưng hình ảnh về tỉ số vẫn bị “dính” lại tại đó, không quá rõ nét nhưng vẫn nhìn thấy mờ mờ.
Nguyên nhân và tác động của hiện tượng lưu ảnh
Các nhà sản xuất cho biết, hình ảnh được tái tạo bằng cách kết hợp 3 sắc tố Đỏ – Xanh – Xanh dương (RGB – Red, Green, Blue). Ánh sáng đi qua các điểm ảnh này và tạo nên hình ảnh mà bạn thường thấy.
Khi một trong 3 sắc tố này bị mất tác dụng (hay còn gọi là chết điểm ảnh), RGB không thể chuyển hóa thành hình ảnh mới khi người dùng chuyển kênh hoặc xem các nội dung khác. Từ đó tạo nên hiện tượng màn hình có các vết bóng mờ của logo hay hình ảnh từ trước. Và hiện tượng này được xem là “đặc tính” của sản phẩm !
Ảnh hưởng của “lưu ảnh” đến chất lượng hình ảnh
Hiện tượng lưu ảnh không chỉ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên thiếu toàn vẹn, mà còn được cho là có thể khiến độ tương phản của màn hình giảm xuống, làm giảm độ sắc nét và sống động của hình ảnh.
Nếu nói về những nội dung sống động, hiện nay rất nhiều chương trình và trò chơi yêu thích có hỗ trợ định dạng HDR, có nghĩa là video sẽ sáng hơn và phong phú hơn. Tuy nhiên, các nội dung có định dạng HDR có thể làm hỏng màn hình nếu sử dụng trong thời gian dài – tăng khả năng xảy ra hiện tượng “lưu ảnh” và giảm tuổi thọ màn hình.
Tất cả các loại màn hình đều có thể bị lưu ảnh, nhưng màn hình LCD có thể không
Trái với hiểu nhầm của nhiều người, “tất cả” các loại màn hình đều có nguy cơ bị hiện tượng lưu ảnh nếu chiếu hình tĩnh quá lâu. Tuy nhiên để tạo ra được hiện tượng này trên màn hình LCD thì cần thời gian rất lâu, có thể đến hàng trăm giờ, nên có thể xem như là không ảnh hưởng khi sử dụng thực tế.
» Cùng tìm hiểu thêm một số sản phẩm màn hình ghép LCD tại Thegioimanhinh (Hcom)
TV LED và QLED về bản chất vẫn là màn hình LCD nên cũng không bị ảnh hưởng. Ngược lại thì CRT, Plasma hay OLED lại rất dễ bị hiện tượng này, chỉ cần vài giờ “vô tình” đã có thể bị hiện tượng lưu hình.